
Phân tích cơ bản và những điều bạn cần biết
30 Tháng chín, 2024Phân tích kỹ thuật là một phương pháp nghiên cứu thị trường tài chính dựa trên các dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng giao dịch để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Thay vì tập trung vào các yếu tố cơ bản như tình hình kinh tế vĩ mô, báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích kỹ thuật chú trọng vào biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật để tìm kiếm các mô hình và tín hiệu giao dịch.
Trong phân tích kỹ thuật lại cũng có khá nhiều những trường phái, phong cách khác nhau dẫn tới việc người mới bắt đầu khá choáng ngợp, băn khoăn không biết mình nên theo phương pháp nào? công cụ nào? trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một vài những thông tin hữu ích cho bạn về điều này. Bên cạnh đó, chúng tôi xin đưa ra một số những công cụ phân tích hữu dụng phổ biến trong thực tế, giúp bạn làm sáng tỏ việc những lợi ích của người phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp với đa số nhà đầu tư thông thường hiện nay.
Vì sao bạn nên biết về phân tích kỹ thuật?
Trong thị trường tài chính đầy biến động, việc nắm vững phân tích kỹ thuật mang lại nhiều lợi thế:
Nhận diện cơ hội giao dịch: Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư xác định các điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ hiệu quả, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Nắm bắt xu hướng thị trường: Bằng cách phân tích các mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật, nhà đầu tư có thể nhận biết sớm các xu hướng tăng, giảm hoặc đi ngang của thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Quản lý rủi ro: Phân tích kỹ thuật cung cấp các công cụ để nhà đầu tư thiết lập các mức hỗ trợ, kháng cự, stop-loss, giúp kiểm soát rủi ro và bảo vệ vốn đầu tư.
Linh hoạt trong mọi thị trường: Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường tài chính khác nhau, từ chứng khoán, forex, tiền điện tử đến hàng hóa.
Tiếp cận thông tin dễ dàng: Ngày nay, có rất nhiều nguồn tài liệu, khóa học, phần mềm hỗ trợ nhà đầu tư học tập và áp dụng phân tích kỹ thuật.
Phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến
Hiện nay, có hai trường phái phân tích kỹ thuật chính được sử dụng rộng rãi:
Trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển (Phân tích biểu đồ)
Phân tích biểu đồ (Chart analysis) : Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng nhất, tập trung vào việc nghiên cứu các mô hình giá trên biểu đồ để nhận biết xu hướng, điểm vào lệnh và mức hỗ trợ/kháng cự để dự đoán hướng đi của giá.
Trong thực tế, việc phân tích biểu đồ có thể gặp khá nhiều những mẫu hình giá quen thuộc, mang lại lợi nhuận siêu lớn cho nhà đầu tư. Nên một số nhà đầu tư chuyên nghiệp họ chỉ chuyên sâu vào một vài mô hình giá cũng mang lại lợi nhuận không hề nhỏ. Để tìm hiểu thêm về các mô hình giá phổ biến hiện nay mang lại xác xuất chiến thắng cao nhất bạn có thể tham khảo thêm trên bài viết này
Những mô hình giá phổ biến trong thực tế.
Phân tích kỹ thuật theo chỉ báo
Phân tích kỹ thuật (ptkt) theo chỉ báo hoặc một số người gọi là trường phái tân cổ điển. Phương pháp này thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật (technical indicators) như đường trung bình động (MA), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), MACD,… để phân tích động lượng và xu hướng của thị trường. Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư kết hợp cả hai trường phái này để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường
Một số chỉ báo phổ biến thường gặp trong phân tích kỹ thuật được ưa chuộng nhất :
- Đường trung bình động (Moving Average – MA): Làm mịn biến động giá, xác định xu hướng.
- Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI): Đo lường mức độ biến động giá, xác định vùng quá mua/quá bán.
- Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence): Xác định động lượng và xu hướng bằng cách so sánh hai đường trung bình động.
- Dải Bollinger (Bollinger Bands): Xác định mức độ biến động và vùng giá hợp lý.
Phân tích kỹ thuật theo hành động giá (Price action analysis)

Phân tích kỹ thuật theo phương pháp Price action ( hành động giá ) là một trong những phương pháp rất được yêu thích hiện nay
Phương pháp này tập trung vào nghiên cứu biến động giá trong quá khứ để dự đoán hành vi giá trong tương lai, dựa trên các mô hình nến, mức hỗ trợ/kháng cự và các tín hiệu giao dịch.
Phân tích sóng Elliott (Elliott Wave Principle)

Phương pháp đầu tư dựa theo nguyên lý sóng Elliott đòi hỏi khá nhiều kỹ năng phân tích nhưng hiệu quả mang lại của nó thì sẽ đáng để bạn phải học tập.
Sóng ELLIOTT đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong thực tế. Nó áp dụng được cho hầu hết thị trường như : thị trường chứng khoán, Crypto, FX…
Lý thuyết này cho rằng thị trường di chuyển theo các mô hình sóng lặp lại, bao gồm 5 sóng tăng và 3 sóng giảm. Phân tích sóng Elliott giúp nhà đầu tư dự đoán các chu kỳ thị trường và xác định điểm vào/ra lệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp đầu tư theo nguyên lý sóng Elliott bạn có thể thao khảo thêm tại chuỗi bài viết chuyên sâu về sóng Elliott dưới đây :
Tìm hiểu về sóng Elliott trong giao dịch chứng khoán.
- Sóng Elliott áp dụng được với thị trường FX không?
- Làm thế nào để xác định sóng Elliott đúng
- Cách vẽ sóng Elliott chính xác mà sách chưa nói cho bạn.
Phân tích khối lượng giao dịch (Volume analysis)
Khối lượng giao dịch phản ánh sức mạnh của xu hướng. Phân tích khối lượng giúp nhà đầu tư xác nhận xu hướng hiện tại, dự đoán sự thay đổi xu hướng và lọc các tín hiệu giả.

Phân tích kỹ thuật dựa trên khối lượng giao dịch cũng là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến trong giao dịch hiện đại
Phân tích liên thị trường (Intermarket analysis)
Phương pháp này nghiên cứu mối tương quan giữa các thị trường khác nhau (chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ) để dự đoán biến động giá trên thị trường forex.
Làm sao để trở thành chuyên gia phân tích kỹ thuật?
Hành trình trở thành chuyên gia phân tích kỹ thuật đòi hỏi sự kiên trì học hỏi và thực hành:
- Nắm vững kiến thức cơ bản: Bắt đầu bằng việc tìm hiểu các khái niệm, nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật, làm quen với các loại biểu đồ, mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật phổ biến.
- Thực hành thường xuyên: Áp dụng kiến thức đã học vào phân tích thị trường thực tế, sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ để vẽ biểu đồ, theo dõi chỉ báo và đưa ra quyết định giao dịch.
- Học hỏi từ chuyên gia: Tham gia các khóa học, hội thảo, đọc sách, theo dõi các chuyên gia phân tích kỹ thuật để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
- Rèn luyện tư duy phản biện: Phân tích kỹ thuật không phải là “kim chỉ nam” mà chỉ là công cụ hỗ trợ. Nhà đầu tư cần kết hợp với các phương pháp phân tích khác, đồng thời rèn luyện tư duy phản biện, quản lý cảm xúc để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Kiên trì và kỷ luật: Thị trường tài chính luôn biến động, không phải lúc nào phân tích kỹ thuật cũng chính xác. Nhà đầu tư cần kiên trì học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm và tuân thủ kỷ luật giao dịch để đạt được thành công.