
Phân tích cơ bản và những điều bạn cần biết
30 Tháng chín, 2024
Dãy số Fibonacci và cách sử dụng hiệu quả trong thực tế
3 Tháng mười, 2024Sóng Elliott (Elliott Wave) là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật được nhiều quỹ lớn, nhà đầu tư đã và đang áp dụng trong đầu tư chuyên nghiệp hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm tìm hiểu, giảng dạy về sóng Elliott, tôi tin rằng sóng Elliott là một công cụ mạnh mẽ giúp nhà đầu tư giải mã tâm lý đám đông và dự đoán xu hướng thị trường. Trong seri bài viết về chủ đề sóng Elliott này tôi sẽ cố gắng giúp bạn có cái nhìn đơn giản nhất, dễ hiểu nhất về sóng Elliott. Các nội dung sẽ từ lý thuyết cơ bản tới những nội dung chuyên sâu về cách vẽ sóng, đếm sóng cũng như những ví dụ thực tế trên thị trường hiện tại.
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930, là một lý thuyết cho rằng tâm lý thị trường biến động theo những mô hình có thể dự đoán trước được. Lấy cảm hứng từ Lý thuyết Dow và các quan sát tìm thấy trong tự nhiên cùng với đó là thông qua việc phân tích dữ liệu thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn 70 năm Ralph Nelson Elliott đã khám phá ra rằng mặc dù diễn biến của thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng trông hỗn độn, tưởng chừng như ngẫu nhiên, nhưng thực sự nó được giao dịch theo những chu kỳ lặp đi lặp lại. Hay nói cách khác thị trường này có tính chu kỳ.

Ralph Nelson Elliott – Cha đẻ của sóng ELLIOTT
Ông cho rằng, cách vận động đó phản ánh những hành động và cảm xúc của con người khi chịu sự tác động của những thông tin từ bên ngoài (báo chí, truyền thông, v.v…) và hiệu ứng đám đông. Kể từ khi những khám phá của ông được công bố ra công chúng, nguyên lý này được áp dụng rộng rãi cho tới bây giờ bởi các nhà đầu tư không chỉ ở thị trường chứng khoán mà các thị trường tài chính khác như Forex, Hàng hóa và Crypto.
Theo nguyên tắc sóng elliott được chia ra làm 2 pha, pha dịch chuyển theo xu hướng chính (motive phase) và pha điều chỉnh (corrective phase). Trong đó pha dịch chuyển theo xu hướng chính gồm 5 sóng và pha điều chỉnh gồm 3 sóng.
Cụ thể trong một xu hướng tăng đầy đủ sẽ được cấu tạo:
- Pha tăng, 5 sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy (impulse waves) – trong đó sóng 1, 3, 5 là sóng tăng, sóng 2, 4 là sóng giảm
- Mô hình 3 sóng cuối được gọi là sóng điều chỉnh (corrective waves) – bao gồm 3 sóng A, B, C, trong đó A, C là sóng giảm, B là sóng tăng
VIDEO PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH VÀNG cho tuần giao dịch 21 – 25-10/2024 được COACH MAI TRANG thực hiện review lại thị trường cho học viên của mình.
Trong các video của Mai Trang để nhận định thị trường hầu hết đều áp dụng kiến thức sóng ELLIOTT, một số được hiệu chỉnh để phù hợp với từng thị trường giao dịch bởi vậy nếu bạn chưa hiểu hoặc có khúc mắc chỗ nào thì có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn viên của MAI TRANG để chúng tôi có thể hỗ trợ thông tin cho bạn nhanh chóng, chi tiết và kịp thời nhất.
Các đặc điểm của sóng Elliott
Sóng Elliott – Sóng chủ 1
Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm yết vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
Trong thực tế sóng 1 là sóng khá khó nhận biết và với nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn hãy chỉ nên quan sát và đưa ra quyết định khi có nhiều dữ liệu hơn.
Sóng Elliott – Sóng chủ 2
Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.
Sóng Elliott – Sóng chủ 3
Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng.
Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1 .
Thông thường thì sóng 3 sẽ là sóng ngon nhất, và dễ đánh nhất. Đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu theo trường phái phân tích kỹ thuật muốn đánh theo sóng elliott, chỉ nên tập trung vào sóng 3 vì đó là sóng có khả năng tăng giá mạnh nhất.
Sóng Elliott – Sóng chủ 4
Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3.
Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot.
Sóng Elliott – Sóng chủ 5
Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng Elliott – Sóng điều chỉnh A
Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
Sóng Elliott – Sóng điều chỉnh B
Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng Elliott – Sóng điều chỉnh C
Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
Các quy tắc của sóng Elliott
Theo nguyên lý sóng Elliott cổ điển thì :
- Sóng 2 không bao giờ vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1.
- Sóng 3 thường là sóng dài nhất và mạnh nhất.
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
- Sóng 4 không được chồng lấn với sóng 1 tức là sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1.
- Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1.
- Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại

Quy tắc của sóng ELLIOTT
Trên đây là một trong những lý thuyết cơ bản về các quy tắc của sóng Elliott. Tuy nhiên, ngày nay có một số quy tắc đã được hiệu chỉnh dể phù hợp cho giao dịch hiện đại. Để tìm hiểu chi tiết về những quy tắc của sóng Elliott trong lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại ngày nay bạn có thể theo dõi thêm tại bài viết :
–> Những quy tắc của sóng Elliott có thể bạn chưa biết
Các cấp độ của sóng Elliott
Việc xác định các cấp độ của sóng cũng rất quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát, xác định được đúng các loại sóng và xu hướng hiện tại của thị trường. Các cập độ của sóng Elliott được đề cập bao gồm :
- Grand Supercycle: Đây là cấp độ sóng siêu chu kỳ lớn nhất trong lý thuyết sóng Elliott. Thời gian của sóng này có thể kéo dài trong thập kỷ hoặc thậm chí trong thế kỷ. Đây là những biến động lớn, quyết định về xu hướng dài hạn của thị trường.
- Supercycle: Cấp độ sóng siêu chu kỳ lớn kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ, thường trong khoảng 40 đến 70 năm. Đây cũng là một cấp độ quan trọng để dự đoán các biến động lớn trong thị trường.
- Cycle: Cấp độ sóng chu kỳ kéo dài từ 1 năm đến vài năm. Đây là cấp độ quan trọng để theo dõi xu hướng chính trong thời gian trung bình.
- Primary: Đây là cấp độ sóng phổ biến, thường được gọi là cấp độ sóng xu hướng chính. Sóng này kéo dài từ vài tháng đến 2 năm và thường quyết định về hướng đi của thị trường.
- Intermediate: Cấp độ sóng trung và dài hạn, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đây là cấp độ quan trọng để nhận biết biến động ngắn hạn và trung hạn.
- Minor: Cấp độ sóng con kéo dài vài tuần, thường xuất hiện trong các biến động ngắn hạn.
- Minute: Đây là cấp độ sóng nhỏ và kéo dài trong nhiều ngày, thường được theo dõi để đánh giá biến động hàng ngày trong thị trường.
- Minuette: Cấp độ sóng rất nhỏ và giữ trong vài giờ, thường được sử dụng để phân tích biến động trong ngắn hạn.
- Subminutte: Cấp độ sóng siêu nhỏ và có chu kỳ kéo dài trong vài phút. Đây là cấp độ cực kỳ ngắn hạn và thường được sử dụng trong giao dịch intraday.
Kết hợp sóng Elliott với các chỉ báo kỹ thuật
Để tăng xác xuất dụ đoán, thường thì tôi sẽ kết hợp với một số chỉ báo kỹ thuật như dãy số Fibo, đường MACD, hay chỉ báo RSI.. tuỳ theo từng giai đoạn thị trường, chu trình thời gian tôi giao dịch mà tôi sẽ lựa chọn cho mình các chỉ báo khác nhau. Tuy nhiên dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số chỉ báo và công dụng của chúng để bạn tham khảo.
=> Xem thêm : Phương pháp học và giao dịch theo sóng Elliott hiệu quả
Sóng Elliott và Fibonacci
Fibonacci Retracement: Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng cho các sóng điều chỉnh. Ví dụ thực tế trên biểu đồ VN30 trong giai đoạn cuối năm 2017 – đầu 2018 để thấy sự kết hợp “không thể tự nhiên hơn” giữa sóng Elliott và các mốc Fibo đi như sách giáo khoa.

Chỉ số VN30 – biểu đồ Daily minh hoạ sự kết hợp giữa sóng Elliot và Fibonacci
Qua biểu đồ ta có thể thấy :
- Sóng 1 đầu tiên được hình thành với tỷ lệ Fibonacci 38.2% đã gặp nhịp điều chỉnh đầu tiên.
- Nhịp điều chỉnh giảm trong sóng thứ 2 và vùng hỗ trợ là 23.6% cho Fibonacci.
- Sóng tăng 3 cũng đạt được đỉnh cao nhất với Fibonacci 78.6%.
- Nhịp điều chỉnh giảm vùng hỗ trợ Fibonacci 50%.
–> Xem thêm : Số Fibonacci và cách sử dụng hiệu quả trong thực tế
Sóng Elliott kết hợp MACD
Đường MACD giúp đếm sóng và xác định xu hướng thị trường khá hiệu quả. Bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn các đếm sóng bằng đường MACD. Đón xem bài viết tại :
MACD và những công dụng tuyệt vời trong phân tích kỹ thuật
Sóng Elliott kết hợp RSI
RSI là một trong những chỉ báo phổ biến, được yêu thích không kém gì số Fibo, hay đường MACD kể trên. RSI cũng có thể áp dụng để đếm sóng, xác định sóng và xác định xu hướng của thị trường. Trong nội dung bài viết đã khá nhiều kiến thức nên tôi sẽ chia sẻ về cách kết hợp RSI với sóng Elliott rõ hơn trong bài viết :
Chỉ báo RSI – cách sử dụng hiệu quả trong thực tế
Sóng Elliott và một số mô hình phổ biến

Mô hình sóng FLAT – Một số nhà đầu tư đặc biệt yêu thích các mô hình. Và họ chỉ giao dịch khi có tín hiệu rõ nét từ thị trường.
Mô hình Zig Zag (Zig Zag formation) : Đây là mô hình biến động dốc xuống trong đó sóng B là sóng phục hồi có độ dài ngắn nhất trong 3 sóng.
Mô hình phẳng (Flat formation): Đây là mô hình sóng điều chỉnh đi ngang trong đó thường độ dài cả 3 sóng là ngang nhau.
Mô hình tam giác (Triangle formation) : Đây là mô hình các sóng bị “nhốt” trong vùng hai đường hỗ trợ & kháng cự. Tam giác được tạo bởi 5 sóng đi ngược xu hướng trước đó và tam giác này có thể là tam giác cân, hướng lên, hướng xuống hoặc mở rộng.
Xem thêm : Sóng điều chỉnh và các mô hình thường gặp